Hiển thị các bài đăng có nhãn xét nghiệm huyết học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

thumbnail

Xét nghiệm Thyroglobulin thực sự mang ý nghĩa gì?

Việc thực hiện xét nghiệm Thyroglobulin (Tg) thực sự mang ý nghĩa gì? Đây là một dòng glycoprotein chứa những iod được tổng hợp bởi những tết bào nội tiết tố tuyến giáp. Ở quá trình tổng hợp Tg từ tuyến giáp, vận chuyển Tgg đến nang tuyến giáp đã có một lượng nhỏ protein đi vào trong máu, tuy vậy một vài trường hợp rối loạn, Tg đã được tổng  hợp quá mức cần thiết từ đó giải phóng ra ngoài tuyến giáp với cường độ cao. Vì được tổng hợp từ những tế bào nang giáp nên việc thực hiện xét nghiệm định lượng sẽ giúp các bác sĩ theo dõi hiệu quả và phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

Xét nghiệm Thyroglobulin là gì?

Thyroglobulin là một loại được tổng hợp từ những  tế bào nang của tuyến giáp, chúng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổng hợp nội tiết tố ngoại biên T3, T4. Ở điều kiện một lượng nhỏ TG sẽ được đưa từ tuyến giáp đi vào trong máu. Hooc môn kích thích tuyến giáp TSH có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, giải phóng TG.

Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa, Thyroglobulin sẽ được sản sinh ra nhiều hơn do vậy dẫn tới hàm lượng trong máu tăng lên. Dòng protein này được xem như một dấu vết của bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa để lại.

Việc thực hiện xét nghiệm định lượng TG ở huyết tương sẽ được làm kết quả cho việc theo dõi, điều trị và giảm khả năng tái phát của bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, nang. Hàm lượng Thyroglobulin thể hiện rõ rệt trước khi điều trị và giảm khi có kết quả sau điều trị.

Thêm vào đó đây cũng là một trong những xét nghiệm tuyến giáp quan trọng được sử dụng để chẩn đoán một vài bệnh lý khác. Với những trường hợp  bệnh nhân bị suy giáp bẩm sinh việc xét nghiệm TG sẽ giúp giữa bệnh lý giảm sản tế bào tuyến giáp và không có tuyến giáp.

Xét nghiệm Thyroglobulin tuyến giáp có ý nghĩa gì?

Nồng độ Thyroglobulin trong huyết tương ở mức bình thường dao động từ 0.2-50 ng/ml. Nếu giá trị của TG tăng hoặc giảm bất thường thì sẽ dễ mắc nguy cơ các bệnh lý như sau:

Chỉ số Thyrogglobulin tăng bất thường

Khi chỉ số này tăng thể hiện ung thư tuyến giáp chưa được điều trị hoặc có nguy cơ bị duy căn.

TG huyết tương sẽ tăng cao ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở thể nhú và thể nang. Hàm lượng này không hoàn toàn khẳng định bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, thể tủy hay một số thể hiếm khác.

Xét nghiệm Thyroglobulin được bác sĩ chỉ định trước và sau quá trình phẫu thuật hay hóa trị liệu để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Thyroglobulin được sản xuất từ tuyến giáp, nồng độ TG ở huyết thanh sẽ giảm về nồng độ rất thấp có thể không phát hiện được.


Qúa trình phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư và điều trị iod phóng xạ thành công những mô tuyến giáp dư thừa. Có thể đo được nồng độ TG huyết thanh ngay sau khi cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp là dấu hiệu  ung thư bệnh tuyến giáp biệt hóa hoặc tái phát. 

Kết quả nồng độ Tg tăng đáng kể được coi là dấu hiệu tái phát bệnh. Ngay cả sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ một phần của tuyến giáp, nồng độ Thyroglobulin vẫn có thể đo được, phụ thuộc vào lượng mô tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật.

Xét nghiệm Thyroglobulin này có độ nhạy cao đối với các khối u tuyến giáp nhỏ và nồng độ Thyroglobulin cao trước phẫu thuật. Tuy nếu nồng độ Thyroglobulin trước điều trị bình thường, thì chỉ số này không cung cấp thông tin hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả điều trị.

Khi ung thư tuyến giáp tái phát, nồng độ Thyroglobulin có thể tăng dần, chậm hoặc nhanh sau phẫu thuật hoặc điều trị bằng hóa trị. Thống kê cho thấy, khoảng 10% bệnh nhân tái phát trong 10 năm đầu sau khi cắt bỏ khối u ung thư tuyến giáp, và 5% trong các năm tiếp theo.

Ngoài ra, nồng độ Thyroglobulin huyết tương cũng có thể tăng bất thường do các bệnh lý lành tính khác như suy giảm TBG bẩm sinh, viêm tuyến giáp cấp, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, u hạch lành tính, Basedow, bệnh Graves, bướu cổ đa nhận địa phương, u tuyến giáp lành tính, và suy gan.

Mặc dù xét nghiệm Thyroglobulin quan trọng trong chẩn đoán, phát hiện ung thư tuyến giáp, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm tái phát, nhưng không được sử dụng độc lập để chẩn đoán bệnh. Đối với ung thư tuyến giáp, cần thực hiện chẩn đoán xác định thông qua sinh thiết tuyến giáp để kiểm tra tế bào dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm Thyroglobulin được chỉ định trước và sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp để đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm tái phát. Nó cũng được sử dụng trong theo dõi ung thư tái phát. Trong một số trường hợp, cần kết hợp xét nghiệm Thyroglobulin với xét nghiệm kháng thể kháng Thyroglobulin (Anti-Tg) để đánh giá chính xác hơn.

Kết quả xét nghiệm có thể biên dịch mức độ nguy cơ tái phát của khối u tuyến giáp, và ngoài ra cũng được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn tuyến giáp khác như phì đại tuyến giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, và để đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng.

Tóm lại, xét nghiệm Thyroglobulin đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhưng cũng cần được kết hợp với các xét nghiệm và quy trình khác để đảm bảo chẩn đoán chính xác và theo dõi hiệu quả điều trị.

Đọc thêm:


Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

thumbnail

Tìm hiểu những loại xét nghiệm máu cơ bản hiện nay!

Xét nghiệm máu đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích định lượng chất trong máu có giá trị chuẩn đoán. Tùy theo từng loại xét nghiệm mà có ý nghĩa khác nhau để có thể đánh giá sức khỏe, phát hiện và dự đoán bệnh.

Những loại xét nghiệm máu hiện nay

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm máu căn bản đó là xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm phân tích tế bào máu, tủy theo từng đánh giá mà bác sĩ sẽ có chỉ định để kiểm tra những yếu tố chi tiết hơn.

>>>  Thiếu máu có gây nguy hiểm không?

Xét nghiệm sinh hóa máu

Các xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện trên huyết tương, thành phần định lượng trao đổi chất của cơ thể. Kết quả sẽ phản ánh tình trạng của các cơ quan trong cơ thể: xương, tim, thận, gan,...Ngoài ra khi thực hiện xét nghiệm này bạn cũng có thể kiểm tra luôn được canxi, đường huyết, điện giải,...

Những loại xét nghieemj sinh hóa máu thường được bác sĩ chỉ định như:

Định lượng canxi trong máu

Đây là một trong những loại khoáng chất vô cùng quan trọng của cơ thể liên quan trực tiếp đến những hoạt động của xương khớp. Việc kiểm tra lượng canxi trong máu giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của các bệnh về: ung thư, tuyến giáp, xương, thận hoặc rối loạn dinh dưỡng.

- Kiểm tra chức năng thận

Việc xác định nồng độ hàm lượng Ure và Creatinin sẽ cho biết những dấu hiệu và chức năng của thận có bị ảnh hưởng gì hay không. Từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho bạn.

- Định lượng các chất điện giải trong máu

Các chất điện giải có vai trò giúp duy trì, cân bằng áp suất, nồng độ acid trong cơ thể bao gồm các ion như: Natri, Clorua,...Việc xét nghiệm các chất điện giải trong máu có thể biết được những biểu hiện mất nước cho cơ thể hoặc các bệnh lý về gan, thận, huyết áp, suy tim,...

- Đường huyết

Kiểm tra đường huyết trong máu giúp bạn sớm phát hiện nguy cơ về bệnh tiểu đường.

- Kiểm tra enzym

Việc xác định enzym máu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được những cơn đau tim, chủ yếu là định lượng Troponin và Creatinin Kinase.  Troponin nếu xuất hiện trong máu tế bào hoặc cơ tim bị tổn thương, nồng độ trong máu càng cao thì phản ánh tình trạng bệnh càng nặng.

- Xét nghiệm CK-MB

Khi cơ tim bị tổn thương sẽ giải phóng ra một chất gọi là CK- MB, chính vì vậy nếu bạn có chất này xuất hiện trong máu thì chứng tỏ bạn đang bị đau tim và có nguy cơ mắc phải những bệnh lý khác.

>>>> Máy xét nghiệm công thức máu Zybio Z3 chính hãng mua ở đâu?

Xét nghiệm công thức máu

Đây được coi là một xét nghiệm phổ biến nhất trong công tác khám sức khỏe tổng quát cũng như chuẩn đoán và điều trị bệnh. Thực hiện xét nghiệm này cho biết những rối loạn và các bệnh về máu cơ bản như: ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu, ...

Là một trong những loại xét nghiệm, xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn đoán, đo lường nhiều yếu tố khác nhau:

Tế bào bạch cầu

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có tế bào bạch cầu trong máu giữ vai trò chủ chốt, chúng giúp ngăn ngừa, loại bỏ những yếu tố lạ gây nguy hiểm cho cơ thể. Thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra mật độ tế bào bạch cầu sẽ cho biết các bệnh về: rối loạn miễn dịch, ung thư máu, nhiễm trùng,..

Tế bào hồng cầu

Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi mang tới mọi cơ quan của cơ thể, chúng phục vụ cho các hoạt động của mô và tế bào.  Xét nghiệm định lượng hồng cầu sẽ cho biết cơ thể có bị mất nước, thiếu máu, chảy máu hay những chứng rối loạn liên quan khác hay không.

Xét nghiệm tiểu cầu

Tiểu cầu có chức năng làm đông máu khi có vết thương hay bị vỡ thành mạch máu, giúp đông máu. Xét nghiệm toàn phần công thức máu biết được mức tiểu cầu giúp bác sĩ chuẩn đoán được nhiều bệnh lý: rối loạn chảy máu, tụ huyết khối,...

Hematocrit

Đây được coi là thước đo hồng cầu trong máu, cho biết tình trạng cơ thể thiếu máu hoặc mất nước. Ngoài ra, kiểm tra mức Hematocrit cao thấp bất thường cũng cho biết nguy cơ rối loạn máu hoặc tủy xương.

Hemoglobin

Đây là loại protein có vai trò mang oxy cùng máu đi khắp cơ thể. Xét nghiệm định lượng mức Hemoglobin trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, hồng cầu hình liềm, rối loạn máu hay Thalassemia. Mức Hemoglobin cũng cho biết tình trạng tiểu đường.

About