Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

thumbnail

Những thông tin cần biết về các xét nghiệm sinh hóa máu quan trọng

 HIện nay, các xét nghiệm sinh hóa máu như Ure, CK-MB, Bilirubin,...ngày càng trở nên phổ biến nhờ đời sống người dân được cải thiện và sự quan tâm tới sức khỏe ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm hiểu những thông tin liên quan tới xét nghiệm sinh hóa là vô cùng quan trọng. Hôm nay, cùng Đất Việt Medical tìm hiểu về loại xét nghiệm này trong bài viết sau nhé!

Như thế nào là xét nghiệm sinh hóa máu?

Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm thường quy bên cạnh xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm nước tiểu. Theo đó, xét nghiệm sinh hóa là loại xét nghiệm được chỉ định để phân tích nồng độ các hóa chất trong mẫu bệnh phẩm. Từ nồng độ các chất này, bác sĩ sẽ biết được sự thay đổi trong sức khỏe bệnh nhân, cũng như nguy cơ của các loại bệnh tiềm ẩn về gan, thận, tim mạch, mỡ máu, điện giải,...

Những chỉ số sinh hóa tương ứng với các cơ quan trong cơ thể là: 

  • Chỉ số tụy: amylase
  • Chỉ số gan: GGT, GOT, GPT
  • Chỉ số cơ tim: CK-MB, CK
  • Chỉ số mỡ máu: triglycerid, LDL, HDL, cholesterol
  • Chỉ số đường huyết: Glucose, HbA1c
  • Chỉ số thận: Creatinin, Ure
  • Chỉ số điện giải: Zn, Fe, Ferritin, Ca, Na
  • Chỉ số miễn dịch: LS, Aslo, CRP

Mục đích của xét nghiệm sinh hóa máu


Đối với lĩnh vực y khoa và chẩn đoán bệnh, chỉ số xét nghiệm sinh hóa được chỉ định nhằm thực hiện những mục đích sau:

  • Kiểm tra chức năng hoạt động của các tuyến nội tiết: tuyến thượng thận, tuyến giáp,...
  • Kiểm tra chức năng của những cơ quan quan trọng của cơ thể: gan, thận,...
  • Kiểm tra khả năng cân bằng điện giải và nước trong cơ thể
  • Đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe và hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý
  • Đề xuất phác đồ điều trị và phòng ngừa biến chứng khi điều trị bệnh
Xem thêm:

Thời điểm cần xét nghiệm sinh hóa máu

Để đảm bảo một sức khỏe tốt và ổn định, bạn cần lưu ý những thời điểm thích hợp sau để thực hiện xét nghiệm sinh hóa: 

  • Khám sức khỏe định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng/lần)
  • Cơ thể có những biểu hiện hoặc dấu hiệu lạ như: mệt mỏi, vàng da, đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn thông thường, nôn mửa,...

Khi đi khám, bạn sẽ được bác sĩ hỏi về tiểu sử bệnh tật, thói quen sinh hoạt, thuốc đang sử dụng, thói quen ăn uống gần đây và nhiều câu hỏi khác. Bạn cần thành thật trao đổi với bác sĩ những thông tin trên để đảm bảo công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho hiệu quả. 

>>> Những chỉ số xét nghiệm máu cơ bản bạn nên biết

Các xét nghiệm sinh hóa máu quan trọng

Dưới đây là những xét nghiệm sinh hóa máu quan trọng của mỗi cơ quan bạn cần lưu ý: 

Chức năng tụy: amylase 

Về chỉ số tụy, chỉ số amylase được quan tâm vì đây là loại enzyme đặc trưng do tụy tiết ra, có tác dụng tiêu hóa các carbohydrate phức tạp và sẽ tăng lên khi cơ thể gặp các vấn đề về sức khỏe. 

Thông thường, chỉ số amylase trong máu có giá trị là 22 - 80 U/L hoặc 40 - 140 U/L, còn trong nước tiểu là 42 - 321 U/L. 

Chức năng gan: GGT

GGT là một trong những chỉ số thông dụng để đánh giá chức năng gan. Khi xảy ra tình trạng viêm gan (các loại viêm gan do độc, bia rượu, virus) hoặc ứ mật thì men gan GGT sẽ tăng cao hơn bình thường:

  • Nam: 7 - 32 UI/L
  • Nữ: 11 - 50 UI/L

Cơ tim: CK-MB

Chỉ số CK-MB có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán các tổn thương về cơ tim, cụ thể là các bệnh như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, viêm cơ tim, suy tim,...Chỉ số CK-MB ở nam và nữ là khác nhau: 

  • Nam: 38 - 174 U/L
  • Nữ: 26 - 140 U/L

Mỡ máu: cholesterol toàn phần

Xét nghiệm sinh hóa cholesterol được chỉ định trong những trường hợp như: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đánh giá chức năng gan,... Nồng độ cholesterol bình thường là 3.9 - 5.2 mmol/L, nồng độ này sẽ tăng và giảm trong những trường hợp cụ thể:

  • Cholesterol tăng: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thận hư, có thai,...
  • Cholesterol giảm: suy gan, suy dinh dưỡng, cường giáp,...

Đường huyết: Glucose

Glucose là đường, đây là nguồn năng lượng chính để cơ thể sử dụng cho các hoạt động hằng ngày. Lượng glucose trong cơ thể thay đổi theo thời điểm trước và sau bữa ăn:

  • Trước bữa ăn: 90 - 130 mg/dl
  • Sau khi ăn 1 - 2 tiếng: 180 mg/dl
  • Trước khi ngủ: 100 - 150 mg/dl

Các xét nghiệm sinh hóa máu trên là một trong những xét nghiệm được quan tâm hàng đầu trong đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm những chỉ số khác cũng được cung cấp bởi máy xét nghiệm sinh hóa như: axit uric, HDL-C, LDL-C, albumin, ALP, ure, creatinin,...

Đất Việt Medical luôn cung cấp những máy sinh hóa chính hãng, chất lượng: EXC200, EXC400, AU200 - những sản phẩm tốt với mức giá hời, đi kèm với dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo, là giải pháp hiệu quả cho những xét nghiệm sinh hóa!

Để nhận tư vấn về sản phẩm, cũng như các xét nghiệm y khoa khác, hãy liên hệ tới số hotline 0901.333.689 nhé! Cảm ơn bạn! 

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About