Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

thumbnail

Tìm hiểu những loại xét nghiệm máu cơ bản hiện nay!

Xét nghiệm máu đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích định lượng chất trong máu có giá trị chuẩn đoán. Tùy theo từng loại xét nghiệm mà có ý nghĩa khác nhau để có thể đánh giá sức khỏe, phát hiện và dự đoán bệnh.

Những loại xét nghiệm máu hiện nay

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm máu căn bản đó là xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm phân tích tế bào máu, tủy theo từng đánh giá mà bác sĩ sẽ có chỉ định để kiểm tra những yếu tố chi tiết hơn.

>>>  Thiếu máu có gây nguy hiểm không?

Xét nghiệm sinh hóa máu

Các xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện trên huyết tương, thành phần định lượng trao đổi chất của cơ thể. Kết quả sẽ phản ánh tình trạng của các cơ quan trong cơ thể: xương, tim, thận, gan,...Ngoài ra khi thực hiện xét nghiệm này bạn cũng có thể kiểm tra luôn được canxi, đường huyết, điện giải,...

Những loại xét nghieemj sinh hóa máu thường được bác sĩ chỉ định như:

Định lượng canxi trong máu

Đây là một trong những loại khoáng chất vô cùng quan trọng của cơ thể liên quan trực tiếp đến những hoạt động của xương khớp. Việc kiểm tra lượng canxi trong máu giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của các bệnh về: ung thư, tuyến giáp, xương, thận hoặc rối loạn dinh dưỡng.

- Kiểm tra chức năng thận

Việc xác định nồng độ hàm lượng Ure và Creatinin sẽ cho biết những dấu hiệu và chức năng của thận có bị ảnh hưởng gì hay không. Từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho bạn.

- Định lượng các chất điện giải trong máu

Các chất điện giải có vai trò giúp duy trì, cân bằng áp suất, nồng độ acid trong cơ thể bao gồm các ion như: Natri, Clorua,...Việc xét nghiệm các chất điện giải trong máu có thể biết được những biểu hiện mất nước cho cơ thể hoặc các bệnh lý về gan, thận, huyết áp, suy tim,...

- Đường huyết

Kiểm tra đường huyết trong máu giúp bạn sớm phát hiện nguy cơ về bệnh tiểu đường.

- Kiểm tra enzym

Việc xác định enzym máu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được những cơn đau tim, chủ yếu là định lượng Troponin và Creatinin Kinase.  Troponin nếu xuất hiện trong máu tế bào hoặc cơ tim bị tổn thương, nồng độ trong máu càng cao thì phản ánh tình trạng bệnh càng nặng.

- Xét nghiệm CK-MB

Khi cơ tim bị tổn thương sẽ giải phóng ra một chất gọi là CK- MB, chính vì vậy nếu bạn có chất này xuất hiện trong máu thì chứng tỏ bạn đang bị đau tim và có nguy cơ mắc phải những bệnh lý khác.

>>>> Máy xét nghiệm công thức máu Zybio Z3 chính hãng mua ở đâu?

Xét nghiệm công thức máu

Đây được coi là một xét nghiệm phổ biến nhất trong công tác khám sức khỏe tổng quát cũng như chuẩn đoán và điều trị bệnh. Thực hiện xét nghiệm này cho biết những rối loạn và các bệnh về máu cơ bản như: ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu, ...

Là một trong những loại xét nghiệm, xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn đoán, đo lường nhiều yếu tố khác nhau:

Tế bào bạch cầu

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có tế bào bạch cầu trong máu giữ vai trò chủ chốt, chúng giúp ngăn ngừa, loại bỏ những yếu tố lạ gây nguy hiểm cho cơ thể. Thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra mật độ tế bào bạch cầu sẽ cho biết các bệnh về: rối loạn miễn dịch, ung thư máu, nhiễm trùng,..

Tế bào hồng cầu

Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi mang tới mọi cơ quan của cơ thể, chúng phục vụ cho các hoạt động của mô và tế bào.  Xét nghiệm định lượng hồng cầu sẽ cho biết cơ thể có bị mất nước, thiếu máu, chảy máu hay những chứng rối loạn liên quan khác hay không.

Xét nghiệm tiểu cầu

Tiểu cầu có chức năng làm đông máu khi có vết thương hay bị vỡ thành mạch máu, giúp đông máu. Xét nghiệm toàn phần công thức máu biết được mức tiểu cầu giúp bác sĩ chuẩn đoán được nhiều bệnh lý: rối loạn chảy máu, tụ huyết khối,...

Hematocrit

Đây được coi là thước đo hồng cầu trong máu, cho biết tình trạng cơ thể thiếu máu hoặc mất nước. Ngoài ra, kiểm tra mức Hematocrit cao thấp bất thường cũng cho biết nguy cơ rối loạn máu hoặc tủy xương.

Hemoglobin

Đây là loại protein có vai trò mang oxy cùng máu đi khắp cơ thể. Xét nghiệm định lượng mức Hemoglobin trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, hồng cầu hình liềm, rối loạn máu hay Thalassemia. Mức Hemoglobin cũng cho biết tình trạng tiểu đường.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About