Hẹp van động mạch phổi có thể xuất hiện như một biến chứng của một số bệnh lý, nhưng đa số trường hợp là do bẩm sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện nay.
Triệu chứng của hẹp van động mạch phổi
Van động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi, có vai trò điều tiết dòng máu từ tim đến phổi. Khi van này bị hẹp hoặc không mở đúng cách, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở.
Phần lớn các trường hợp hẹp van động mạch phổi là bẩm sinh. Tuy nhiên, bệnh thường chỉ biểu hiện rõ khi người bệnh đã trưởng thành với các dấu hiệu như:
- Khó thở
- Nghe tim có tiếng rít khi khám bằng ống nghe
- Đau tức ngực
- Nhịp tim nhanh
- Da xanh xao
- Dễ ngất
- Mệt mỏi kéo dài
Trẻ bị hẹp van động mạch phổi bẩm sinh còn có nguy cơ mắc thêm các dị tật tim bẩm sinh khác. Vì vậy, cần được kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện sớm và theo dõi sát tình trạng tim mạch.
Ngoài ra, ở người lớn, bệnh có thể là hệ quả của các bệnh lý như hội chứng Carcinoid, thấp khớp, hội chứng Noonan,...
Hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm không?
Hẹp van động mạch phổi là bệnh lý nghiêm trọng vì có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Nhiễm trùng nội tâm mạc: Nguy cơ nhiễm trùng lớp nội mạc tim do vi khuẩn cao hơn so với người bình thường.
Rối loạn chức năng tim: Khi bệnh nặng, tâm thất phải phải hoạt động mạnh hơn để đẩy máu qua van bị hẹp, lâu dài có thể dẫn đến phì đại tim và suy tim. Biểu hiện thường gặp là phù chân, mệt mỏi, khó thở.
Rối loạn nhịp tim: Một số người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn nhịp. Nếu mức độ hẹp nhẹ, rối loạn này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các phương pháp điều trị hẹp van động mạch phổi
Nếu hẹp van nhẹ và không gây triệu chứng, người bệnh có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp sau:
Dùng thuốc
Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng:
- Thuốc giúp tăng lưu lượng máu qua tim
- Thuốc ngăn ngừa đông máu
- Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ dịch thừa
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Với các đối tượng có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh nền, bác sĩ có thể chỉ định thêm kháng sinh dự phòng để phòng ngừa nhiễm khuẩn nội tâm mạc.
Nong van bằng bóng
Phẫu thuật thay van
Trong những trường hợp nặng, cần phẫu thuật sửa hoặc thay van tim, có thể dùng van nhân tạo với tuổi thọ vài chục năm. Tuy nhiên, phẫu thuật mở ngực luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mất máu, nhiễm trùng hoặc thậm chí là tử vong, nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Đối với phụ nữ mang thai bị hẹp van động mạch phổi nghiêm trọng, nên được theo dõi định kỳ chặt chẽ. Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định nong van để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ và lúc sinh.
Xem thêm:
Quy trình vận hành máy xét nghiệm máu lắng chi tiết từ kỹ thuật viên
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments