Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

thumbnail

Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Truyền máu là hoạt động giúp cứu sống nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi truyền máu, việc thực hiện xét nghiệm máu là hoạt động bắt buộc được bác sĩ chỉ định. Vậy tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu? Bài viết dưới đây của Đất Việt Medical sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!

Những điều cần biết trong truyền máu

Truyền máu là gì?

Truyền máu là việc người nhận nhận máu hoặc những chế phẩm máu như tiểu cầu, hồng cầu lắng hay huyết tương từ người khác (đã được lưu trữ lại trong túi nhựa), máu được truyền qua dây truyền gắn kim tiêm vào trong mạch cánh tay. 

Hoạt động truyền máu không gây đau đớn, nhưng người nhận có thể cảm thấy một chút khó chịu nhẹ. Mỗi đơn vị máu thường được truyền hết trong 2 - 4 giờ.

Chế phẩm truyền máu

Những chế phẩm truyền máu là loại chế phẩm được sản xuất từ máu tươi toàn phần. Bên cạnh máu toàn phần (máu tươi toàn phần, máu toàn phần dự trữ), còn có những chế phẩm truyền máu phổ biến dưới đây: 

  • Khối hồng cầu: tăng lượng hemoglobin, qua đó tăng khả năng vận chuyển oxy
  • Khối hồng cầu rửa: phòng ngừa phản ứng của các trường hợp dị ứng
  • Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu: phòng ngừa phản ứng sốt run lạnh
  • Khối tiểu cầu: phòng ngừa xuất huyết cho các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu
  • Huyết tương tươi đông lạnh: sử dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh lý đông máu, xuất huyết cấp tính,...
  • Tủa lạnh: sử dụng cho người bị bệnh Hemophilia, bệnh Willebrand,...

Khi nào cần truyền máu?

Truyền máu được bác sĩ chỉ định để bù đắp lượng máu đã mất ở bệnh nhân hoặc điều trị những bệnh lý về máu khác, cụ thể như sau: 

  • Bệnh nhân bị mất máu nghiêm trọng do tai nạn hoặc phẫu thuật 
  • Bệnh nhân mắc các bệnh: rối loạn đông máu, thiếu máu, chảy máu
  • Bệnh nhân cần được hỗ trợ điều trị các bệnh lý hoặc các rối loạn máu khác

Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?

Kiểm tra nhóm máu

Một trong những nguyên tắc truyền máu là máu cho phải có cùng nhóm máu của người nhận máu (trừ những người nhóm máu AB - máu chuyên nhận). Xét nghiệm máu giúp đảm bảo an toàn cho người nhận máu. 

Kiểm tra mầm bệnh

Đối với người cho máu. Việc xét nghiệm máu nhằm phát hiện và ngăn ngừa truyền nhiễm các bệnh qua đường máu. Đặc biệt là các bệnh gây ra bởi những loại virus: viêm gan B, HIV, CMV, HBV, giang mai,...


Truyền máu an toàn

Quá trình truyền máu an toàn cần tuân thủ những nguyên tắc sau: 

Nguyên tắc truyền máu:

Các nguyên tắc truyền máu sau cần được tuân thủ nghiêm ngặt: 

Truyền máu cùng nhóm máu, tránh hiện tượng ngưng kết (có thể dẫn tới tử vong)

Thực hiện phản ứng chéo thông qua việc trộn phần hồng cầu của máu người cho với phần huyết thanh của máu người nhận và thực hiện ngược lại. Nếu không xảy ra hiện tượng ngưng kết thì mới tiến hành truyền máu

Khi cấp cứu, cần truyền máu gấp nhưng lại không có nhóm máu phù hợp để truyền thì cần tuân theo nguyên tắc “hồng cầu của máu người cho khi kết hợp với máu người nhận không xảy ra hiện tượng ngưng kết” và chỉ được truyền khoảng 250ml với tốc độ chậm, giúp theo dõi kịp thời phản ứng bất thường


Truyền máu cùng nhóm máu

Máu cần được truyền theo đúng nhóm máu, cụ thể: 

Người nhóm máu A có thể nhận máu từ nhóm máu A và nhóm máu O, nhưng chỉ có thể truyền cho người có cùng nhóm máu là A và người có nhóm máu AB

Người nhóm máu B có thể được truyền máu từ nhóm máu B và nhóm máu O, nhưng chỉ có thể truyền cho người có nhóm máu B và AB

Người có nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, tức là họ có thể truyền cho người có bất kỳ nhóm máu nào. Tuy nhiên, họ chỉ nhận máu truyền từ nhóm máu O


Người có nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, có nghĩa là họ có thể nhận máu truyền từ bất kỳ một nhóm máu nào (A, AB, B, O). Nhưng họ chỉ có thể truyền máu cho người có cùng nhóm máu AB

Khi máu truyền không tương thích, các phản ứng nguy hiểm như: ớn lạnh, đau lưng, thậm chí từ vong. Do đó, việc truyền máu phải được xem xét cẩn thận các yếu tố ABO và Rh. 

Trên đây là những thông tin xung quanh chủ đề “Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?” mà Đất Việt Medical chia sẻ. Hy vọng với những thông tin đó, bạn sẽ có những chuẩn bị chu đáo để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm:



Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About