Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

thumbnail

Xét nghiệm huyết học bao gồm những gì?

Cuộc sống kinh tế của con người ngày càng nâng cao cũng là lúc mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Nhận thức của chúng ta về tầm quan trọng của sức khỏe cũng ngày một được nâng cao. Điều này phần nào khiến cho các trung tâm y tế, các bệnh viện luôn luôn trong tình trạng quá tải khi người bệnh đến thăm khám để điều trị. 

Các dịch vụ y tế đã nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của người dân. Và việc đầu tiên kiểm tra sức khỏe cho người bệnh là làm xét nghiệm máu, các xét nghiệm đó cho biết tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thế. Vậy xét nghiệm huyết học bao gồm những gì? Sau đây là một số điểm nổi bật trong quá trình thực hiện xét nghiệm, các bạn cùng theo dõi nhé.

1.  Xét nghiệm huyết học bao gồm những gì?

Những căn bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải hoặc đơn giản là có hướng chăm sóc sức khỏe tốt để phát hiện một cách sớm nhất và điều trị cho hiệu quả. Xét nghiệm huyết học bao gồm các xét nghiệm về máu, protein trong máu và các cơ quan sản xuất máu.

Những thông tin sau đây chúng tôi sẽ lí giải một số xét nghiệm huyết học thường làm. Xét nghiệm máu toàn bộ là một xét nghiệm thông thường để đánh giá ba thành phần chính được tìm thấy trong máu: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Có nhiều lý do để xét nghiệm công thức máu toàn bộ, nhưng những mục đích xét nghiệm phổ biến bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và nghi ngờ mắc bệnh ung thư máu.

2. Những chỉ số cơ bản trong xét nghiệm huyết học


Khi làm xét nghiệm huyết học, bác sĩ sẽ thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch lấy từ cánh tay hoặc ngón tay của người bệnh. Mẫu máu sau đó được đưa vào máy đếm tế bào máu để xác định đếm các chỉ số như sau:

Số lượng tế bào bạch cầu (White Blood Cells – WBC):

-          Các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật. Xét nghiệm huyết học này nhằm xác định số lượng tế bào bạch cầu trong máu có thể chẩn đoán và điều trị một loạt các bệnh lý. Bạch cầu trung bình ở người lớn là 4.000 đến 11.000/mm3. Bạch cầu tăng thường gặp ở những người bị thiếu máu, có thể do viêm nhiễm, dị ứng, ung thư máu... Số lượng bạch cầu giảm có thể do suy giảm miễn dịch, nhiễm virus, suy tủy xương hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Số lượng tế bào hồng cầu (Red Blood Cells – RBC):

-          Hồng cầu là loại tế bào máu có chứa Hemoglobin, một protein có khả năng vận chuyển oxy và carbon dioxide trong máu. Số lượng hồng cầu bình thường ở nam giới là từ 4,5 đến 6 triệu/ mm3, ở nữ giới từ 4 đến 5,5 triệu/mm3. Số lượng hồng cầu tăng có thể do mất nước, căng thẳng và lo lắng, suy tủy xương hoặc một số bệnh lý. Các tế bào máu suy giảm có thể là kết quả của việc điều trị hóa chất, các bệnh viêm mãn tính, mất máu và một số loại ung thư.

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV):

-          MCV là chỉ số thể hiện kích thước trung bình của hồng cầu, MCV bình thường ở người lớn là từ 80 đến 100 fl. MCV tăng có thể do thiếu vitamin B12 và axit folic, uống rượu nhiều hoặc bệnh gan. MCV giảm có thể do thiếu sắt, thalassemia hoặc chì độc.

Nồng độ Hemoglobin trung bình trong một đơn vị thể tích hồng cầu (MCHC):

-           MCHC là chỉ số thể hiện độ bão hòa hemoglobin trong một đơn vị thể tích hồng cầu. MCHC trung bình ở người lớn là từ 32 đến 36 g/dl. MCHC tăng có thể do tan máu, mất nước hoặc sai lầm kỹ thuật. MCHC giảm có thể do thiếu máu thiếu sắt, vitamin B12, axit folic hoặc chì độc

Tỷ lệ hồng cầu (HCT):

-          HCT là chỉ số thể hiện phần trăm thể tích hồng cầu trong tổng thể tích máu. HCT bình thường ở nam giới là từ 40% đến 54%, ở nữ giới là 36% đến 48%. HCT tăng có thể do các nguyên nhân tương tự như RBC tăng. HCT giảm có thể do các nguyên nhân tương tự như RBC giảm.

Số lượng tiểu cầu (PLT):

-          Tiểu cầu là loại tế bào máu có vai trò trong quá trình đông máu và ngăn chặn chảy máu. Số lượng bình thường ở người lớn là từ 150.000 đến 450.000/mm3. Số lượng tiểu cầu tăng có thể do viêm nhiễm, ung thư, phản ứng sau mổ. Số lượng tiểu cầu giảm có thể do suy tủy xương, nhiễm virus, dị ứng, tự miễn hoặc sử dụng thuốc kháng đông.


Thời gian đông máu (PT):

-          PT là chỉ số thể hiện khả năng đông máu của máu theo quá trình ngoại sinh, liên quan đến các yếu tố đông máu. PT bình thường ở người lớn từ 11 đến 13 giây. PT kéo dài có thể do các yếu tố đông máu, viêm gan, suy gan, uống thuốc kháng vitamin K hoặc thuốc kháng đông.

 Với những chỉ số trên, hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc “Xét nghiệm huyết học bao gồm những gì?” và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc phát hiện và bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Đây là xét nghiệm được sử dụng phổ biến và quan trọng tại các sơ sở y tế. 

Bên cạnh đó là việc đầu tư các trang thiết bị khoa học hiện đại phù hợp với sự phát triển của công nghệ của các cơ sở y tế. Bệnh nhân có thể chọn lựa những phòng khám có chất lượng dịch vụ, trang thiết bị xét nghiệm chính xác, bởi cơ sở không chỉ nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh mà còn tiết kiệm công sức và mang tới chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn cho người dân.

Tham khảo:

Máy xét nghiệm huyết học nào "tốt " nhất trên thị trường??

Máy xét nghiệm huyết học giá bao nhiêu?



Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About